Chi tiết về cách giặt áo dài giúp cho trang phục sạch đẹp như mới

Chi tiết về cách giặt áo dài giúp cho trang phục sạch đẹp như mới

Các loại trang phục như áo dài sau khi sử dụng cần được làm sạch để đảm bảo chất lượng của áo. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách giặt áo dài đúng chuẩn. Hiểu rõ điều này, sau đây Aodaidanang.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách làm sạch cũng như gợi ý cách để bảo quản loại trang phục này nhé!

Tại sao nên hiểu rõ việc giặt áo dài đúng cách?

Hiểu rõ cách giặt áo dài đúng chuẩn sẽ giúp bạn giặt sạch cũng như bảo quản tốt chiếc áo của mình. Ngược lại, nếu không biết rõ cách giặt áo dài, bạn có thể làm hỏng chất liệu vải, phai màu, hay mất đi form dáng đẹp của áo. Bên cạnh đó, áo dài thường được làm từ vải lụa, satin, hoặc các chất liệu dễ hư tổn, yêu cầu sự chăm sóc đặc biệt. Việc giặt đúng cách giúp bảo vệ áo dài, duy trì vẻ đẹp và độ bền lâu dài, đồng thời giữ được sự tôn trọng đối với bộ trang phục này.

Hiểu rõ cách giặt áo dài đúng chuẩn sẽ giúp bạn giặt sạch cũng như bảo quản tốt chiếc áo của mình
Hiểu rõ cách giặt áo dài đúng chuẩn sẽ giúp bạn giặt sạch cũng như bảo quản tốt chiếc áo của mình

Nên chuẩn bị gì trước khi giặt áo dài?

Việc giặt áo dài nên được tiến hành tuần tự từng khâu một để đảm bảo chiếc áo của bạn được giặt sạch mà vẫn giữ được dáng áo. Dưới đây là những điều mà bạn cần chuẩn bị trước khi giặt áo dài:

  • Bạn nên kiểm tra nhãn hướng dẫn giặt trên áo dài để biết cách giặt và chăm sóc áo đúng cách. Tùy vào từng chất liệu áo dài khác nhau mà phương pháp giặt cũng sẽ có sự khác biệt
  • Việc tách riêng áo dài với quần áo khác là điều cần thiết. Nếu áo dài có màu sáng, đặc biệt là màu trắng, bạn nên giặt riêng để tránh bị lem màu từ các quần áo khác.
  • Khi kiểm tra áo dài có vết bẩn, bạn nên ưu tiên xử lý vết bẩn trước khi giặt. Bạn có thể chọn các dung dịch tẩy rửa nhẹ hoặc chuyên dụng để đảm bảo không làm hư chất vải áo dài.
  • Đối với chất tẩy giặt, bạn nên chọn những loại nhẹ, không chứa chất tẩy mạnh, đặc biệt đối với những chiếc áo dài làm từ vải lụa, satin, hoặc vải ren.

Gợi ý các phương pháp giặt áo dài đúng chuẩn

Đối với áo dài, bạn có thể lựa chọn giặt tay hoặc giặt máy. Mỗi loại phương pháp này sẽ có những ưu điểm riêng. Sau đây là chi tiết về từng cách giặt cho áo dài của bạn:

  • Giặt tay áo dài

Áo dài thường được may từ các chất liệu mỏng manh và dễ hư hại. Vì vậy, giặt tay sẽ là phương án an toàn hơn dành cho áo dài. Khi giặt, bạn có thể dùng nước lạnh hoặc nước ấm (không quá 30 độ C) với một ít bột giặt nhẹ, hoặc dung dịch giặt dành riêng. 

Bạn nên nhẹ nhàng ngâm áo dài trong nước, tránh vò mạnh. Dùng tay chà nhẹ nhàng những khu vực cần làm sạch (như cổ áo, tay áo). Sau đó, xả lại với nước sạch nhiều lần để loại bỏ bọt xà phòng.

  • Giặt áo dài bằng máy

Bạn cũng có thể giặt áo dài bằng máy nếu áo của bạn được làm từ chất liệu chắc chắn và nhãn không áo không ghi cấm giặt máy. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Đặt áo dài vào trong túi giặt để tránh bị dập hay kéo sợi.
  • Chọn chế độ giặt nhẹ nhàng hoặc chế độ giặt tay của máy giặt.

Lưu ý

Sau khi đã giặt xong áo dài (giặt tay hoặc giặt bằng máy), bạn không nên vắt mạnh áo. Ngoài ra, bạn nên tránh phơi áo dưới ánh nắng trực tiếp nếu không muốn làm phai màu áo. Tốt nhất nên phơi áo dài theo chiều ngang hoặc dùng móc áo và phơi ở nơi khô mát, thoáng khí.

Cách giặt áo dài với các chất liệu khác nhau cũng sẽ có điểm khác biệt
Cách giặt áo dài với các chất liệu khác nhau cũng sẽ có điểm khác biệt

Những cách giặt áo dài với từng chất liệu khác nhau

Áo dài có thể được làm bằng các chất liệu khác nhau như lụa, satin, vải lanh, gấm hay nhung… Tùy vào từng chất liệu khác nhau mà cách giặt áo dài cũng sẽ có những điểm riêng biệt. Dưới đây là chi tiết về cách giặt áo dành cho từng loại chất liệu khác nhau:

  • Vải cotton, lanh, voan

Đối với loại áo dài này, bạn có thể giặt máy hoặc giặt tay với nước lạnh, hay ấm khoảng 30–40°C. Chất liệu này chỉ phù hợp với các loại bột giặt nhẹ. Sau khi giặt, bạn nên phơi áo ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp để không bị bạc màu.

  • Vải lụa, gấm

Áo dài bằng vải lụa cần được giặt tay hoặc giặt máy (cần cho vào túi giặt và chọn chế độ giặt nhẹ). Tuy nhiên, đối với loại lụa tơ tằm cao cấp, bạn nên ưu tiên giặt tay để đảm bảo độ bền. Sử dụng xà phòng hoặc chất giặt riêng cho vải lụa, tránh giặt với nước nóng. Không nên vắt mạnh hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời đối với loại vải này.

  • Vải nhung

Bạn nên giặt tay hoặc giặt máy với chế độ giặt nhẹ và nước lạnh đối với áo dài bằng nhung. Sử dụng bột giặt nhẹ nhàng, tránh các chất tẩy mạnh để bảo vệ độ mềm mại của vải nhung. Tránh vắt mạnh để không làm mất đi kết cấu mịn màng của vải. Để giữ được độ mượt của vải nhung, có thể dùng bàn ủi hơi nước để làm phẳng các nếp nhăn (lưu ý là ủi ở nhiệt độ thấp).

Một số lỗi thường gặp khi giặt áo dài

Trong quá trình giặt áo dài, nếu không cẩn thận, bạn có thể mắc phải một số lỗi. Điều này có thể làm hư hỏng vải áo dài cũng như làm mất dáng của chiếc áo. Một số lỗi phổ biến trong quá trình giặt áo phải kể đến như sau:

  • Nhiều người thường chọn cách giặt máy mà không quan tâm đến chất liệu áo mỏng như lụa, voan… Điều này có thể làm áo dài bị nhăn, giãn hay bục chỉ.
  • Các loại chất tẩy mạnh có thể làm phai màu hoặc giảm độ bóng của vải.
  • Khi giặt áo dài cùng các đồ vật có vải thô hoặc có các phụ kiện cứng, chúng có thể gây ma sát và làm rách hoặc xước vải.
  • Áo dài thường có các nhãn hướng dẫn giặt đặc biệt. Nếu không làm theo, bạn có thể làm hỏng chất liệu hoặc làm mất dáng áo.
  • Áo dài có thể bị phai màu khi phơi dưới ánh nắng mặt trời quá lâu.
  • Khi là áo dài, nếu sử dụng nhiệt độ quá cao hoặc không bảo vệ vải, có thể làm vải bị bóng, hư hình dáng.
  • Những chi tiết này nếu không được bảo quản đúng cách cũng có thể bị hư hỏng khi giặt. Nên tháo bỏ các phụ kiện dễ tháo hoặc giặt riêng nếu cần thiết.

Các lưu ý bảo quản áo dài sau khi giặt

Sau khi đã hoàn thành bước giặt phơi, bạn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo áo dài của mình được bảo quản đúng cách. 

  • Ưu tiên sử dụng các móc treo áo dài phù hợp, đảm bảo không làm mất phom dáng của áo. 
  • Trước khi ủi, bạn nên lật áo dài bên trong ra ngoài và điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi phù hợp với loại vải. Nên chọn mức nhiệt nhẹ để đảm bảo không làm cháy vải áo.
  • Nếu áo dài có họa tiết hoặc vải dễ nhăn, có thể dùng vải lót hoặc khăn ẩm để ủi tránh làm hư hại chất liệu.
  • Bạn có thể tham khảo một số cách gấp áo dài không bị nhăn để bảo quản loại trang phục này sau khi giặt sạch. 
  • Nếu không sử dụng trong thời gian dài, hãy cất áo dài vào túi vải hoặc bao vải, giúp áo tránh bụi bẩn và các yếu tố gây hư hỏng.

Kết luận

Việc giặt áo dài đúng cách không chỉ giúp bảo vệ chất liệu mà còn giữ được độ bền đẹp của trang phục theo thời gian. Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có cách bảo quản và chăm sóc áo dài của mình một cách tốt nhất. Đừng quên truy cập Aodaidanang.vn để tìm thêm những thông tin bổ ích về áo dài nhé!

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *